Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa đảo âm
bại tan 敗散
đgt. lụn bại, tan nát, đảo âm tiết của 散敗. Bại tan gia thất đời từng thấy, tổn hại tinh thần sự ích chi! (Giới sắc 190.5).
chùa chiền 寺禪
◎ Nôm: 厨纏 Phiên khác: 廚纏
dt. đảo âm của chữ thiền tự. chùachiền là âm THV của tựthiền . Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa sày, có thân chớ phải lợi danh vây (Ngôn chí 11.1). x. chiền.
lanh tranh 令挣
◎ Phiên khác: lanh chanh (ĐDA, BVN, VVK, MQL). Nay theo TVG. Phiên “chanh” chỉ là theo chính tả từ cuối thế kỷ XIX về sau, do hiện tượng xoá nhãn của ch- và tr-. Phiên tr- sẽ thấy được dấu vết ngữ âm và Từ Nguyên của ngữ tố này. ở thế kỷ XIX còn biến thể đảo âm như Paulus của (1895) ghi “chanh ranh”. Có thể tái lập từ láy này là tlanh tlanh. Các thuỷ âm l-, r- và tr- cho phép tái lập như vậy. Từ láy này có một ngữ tố gốc đó là tlanh, tức một dạng Việt hoá của “tranh” Hán Việt (爭), mà lưu tích của nó còn trong chữ “tranh giành” hiện nay. Cuối thế kỷ XIX, “lanh tranh/ chanh ranh” đã được khu biệt nghĩa, trỏ thói tranh giành của trẻ con.
đgt. <từ cổ> bon chen, tranh giành, “lanh tranh: chanh ranh, không nền nết, như con nít”[Paulus của 1895: 544]. Những màng lẩn quất vườn lan cúc, ắt ngại lanh tranh áng mận đào. (Thuật hứng 52.6).
lảng bảng 朗凭
AHV: lãng bằng. Phiên khác: lửng vửng (TVG), lửng vửng: lờ vờ không thiết thực (BVN). Khảo dị: bản B ghi “lửng dửng”.
tt. Như bảng lảng, thuộc cơ chế đảo âm tiết ab = ba [xem thêm TT Dương 2006, 2008]. “bảng lảng. id. lảng: bỏ qua không nghĩ tới, không nhớ tới, lơ lửng, không chủ tâm.” [Paulus của 1895: 541]. Có thân thì cốc khá làm sao, lảng bảng công hư, tuổi tác nào. (Thuật hứng 47.2).
rạc rời 落來
◎ Phiên khác: lạc lài (TVG, ĐDA, Schneider, VVK, PL), lạc lài: thư buộc ở chân nhạn đu đưa trong gió (BVN). Nay đề xuất.
tt. Như rời rạc, rơi rác. “rạc rời: bời rời, rời rợt, rã rời”[Paulus của 1895: 854; 876]. Ss một số cặp đảo âm như: thơ rơ/ rơ thơ, ngẩn ngơ/ ngơ ngẩn. Thư nhạn rạc rời khi gió, tiếng quyên khắc khoải khuở trăng. (Tự thán 98.3). rạc rài. chứa nhân chứa ngãi thì giàu, chứa bạc chứa ác ốm đau rạc rài. cd
đãi đằng 待等
◎ Nôm: 代𬟙 AHV: đãi đẳng, đảo âm của đẳng đãi. tái sanh duyên có câu: “đợi đến trời sáng hãy tính kế lo liệu tiếp” (待等天明巧計再安排). Đây là từ vựng của tiếng Hán trung đại, có khả năng vay mượn ngôn ngữ kinh kịch từ đời Tống về sau.
đgt. HVVD <từ cổ> nói chuyện, giãi bày tâm sự. Thề cùng vượn hạc trong hai ấy, thấy có ai han chớ đãi đằng. (Mạn thuật 23.8)‖ Tình xuân dễ chẳng đãi đằng. (trinh thử c. 411)‖ Thẹn riêng chưa dám tiếng tăm đãi đằng. (ngọc kiều lê c. 1842)‖ Người buồn người biết đãi đằng cùng ai cd
ủ ấp 𱐍邑
đgt. ôm ấp, “ủ” ôm trong lòng cho ấm, “ấp” vòng tay ôm trọn lấy. Trần trần một sự ấp cây đã liều (Nguyễn Du - Truyện Kiều), hoặc “ấp” còn mang nghĩa “sưởi ấm” như trong câu Quạt nồng ấp lạnh (Truyện ) [ĐDA 1987: 35]. Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn, ủ ấp cùng ta làm cái con. (Ngôn chí 21.8). Hiện tiếng Việt còn bảo lưu dạng biến thể đảo âm tiết “ấp ủ” với nghĩa “dự định, toan tính thực hiện một hoài bão, một công việc có ý nghĩa nào đó”.
cái 介
◎ Nôm: 丐, 𡛔 (thanh phù cái 丐). Âm phiên thiết: cổ bái thiết 古拜切 (Quảng vận) [Hán ngữ đại tự điển 1995: 103], cư bái thiết, tịnh âm cái 居拜切,𠀤音戒 (Tập vận, Vận hội, Chính vận); AHV: giới.
tt. <từ cổ> lớn, to. Sách Nhĩ nhã ghi: “Cái: lớn vậy” (介大也). Kinh dịch ghi: “Nhận phúc lớn này, từ tiên Vương Mẫu” (受茲介福,于其王母), Vương Bật chua: (受茲大福) [Hán ngữ đại tự điển 1995: 104]. Tiếng Việt còn bảo lưu một số từ như sông cái (>< sông nhánh), rễ cái (>< rễ phụ), cột cái (>< cột quân), đường cái (>< đường nhỏ), nhà cái,... Sau, mới chuyển thành danh từ với nghĩa (cái chủ, cái chính, kẻ đứng đầu, cầm trịch), như cầm cái, làm cái, bắt cái.
dt. HVVD. <từ cổ> mẹ [An Chi 2005 T2: 203], nghĩa này dẫn thân từ nghĩa “to, lớn”, như sông cái = sông mẹ [Paulus Của 1895: 90], do mẹ cũng có nghĩa tương tự: cái lớn cái nặng là mẹ, cái nhỏ cái nhẹ là con” [Từ hải, chuyển dẫn An Chi 2005 T2: 204]. Vì thế, cái đã chuyển dụng sang nghĩa “mẹ”, “giống cái”. (Ngôn chí 21.8). Nhắn bảo phô bay đạo cái con, Nghe lượm lấy, lọ chi đòn. (Huấn nam tử 192.1)‖ con dại cái mang tng. Đạo cái con: là đạo của con đối với mẹ, còn có biến thể đảo âm là “con cái”. Âm PVM: *ke? [VĐ Nghiệu 2011: 46]. Ss đối ứng kaj (18 thổ ngữ Mường), maj (2 thổ ngữ), me (4 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 219], kạn (Katu) [NH Hoành 1998: 252]. Cái / gái - mái - mẹ là các từ đồng nghĩa/ gần nghĩa vào thời cổ, có khả năng nghĩa gốc đều trỏ “giống cái” hoặc “mẹ”. Mẹ / mạ / / me (媽), mụ (媒), u (媼) là từ gốc Hán, cái / gái gốc Việt-Mường, mái chưa rõ gốc, nạ - bầm gốc Việt.
dt. <từ cổ> âm cổ của gái, phái sinh từ nghĩa ②, “mẹ” > giống cái, con gái nói chung. “Con cái: con trai và con gái, chỉ dùng cho người” [Rhodes 1651: 51]. Thế sự trai yêu thiếp mọn, Nhân tình cái nhớ chồng xưa. (Bảo kính 179.6). “Lại cái: nguyên là đàn ông mà giả dạng đờn bà; không phải đực không phải cái” [Paulus Của 1895: 90].